3/12/13

Quy hoạch phát triển thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến 2010

Huyện Duy Tiên nằm trên quốc lộ Bắc Nam, đặc biệt có thị trấn Đồng Văn, nơi đây tương lai là khu công nghiệp quan trọng của Hà Nam, tạo thuận lợi mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Do đó, cần xây dựng những ngành nghề mà trên địa bàn có lợi thế

Làng nghề trống Đọi Tam

1. Thị xã Phủ Lý
Phủ Lý là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh nên có lợi thế trong sản xuất kinh doanh, cần tập trung vào những ngành sau:
  • Thêu ren, dệt may
  • Sản xuất các mặt hàng từ kim loại
  • Phát triển các dịch vụ sửa chữa cơ điện, điện tử, tin học
  • Chế biến lương thực, thực phẩm
  • Chế tác vàng bạc, đá quý và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch
2. Huyện Duy Tiên
Huyện Duy Tiên nằm trên quốc lộ Bắc Nam, đặc biệt có thị trấn Đồng Văn, nơi đây tương lai là khu công nghiệp quan trọng của Hà Nam, tạo thuận lợi mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Do đó, cần xây dựng những ngành nghề mà trên địa bàn có lợi thế:
  • Phát triển công nghiệp
  • Phát triển thương mại dịch vụ
  • Phát triển đô thị
3. Huyện Lý Nhân
Huyện có lợi thế giao thông đường thủy (sông Hồng) thị trường rộng lớn, ngoài lợi thế về sản xuất lúa còn có thể phát triển các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng địa phương và các tỉnh khác. Huyện cần tập trung phát triển một số ngành chính:
  • Dệt vải, bao đay, khăn mặt
  • Bánh đa nem, bánh đa thái
  • Đan cót, thúng
  • Sản xuất vôi, cát
  • Khôi phục nghề làm hương, khảm trai
4. Huyện Bình Lục
Huyện Bình Lục thuận lợi về giao thông đường bộ và đường sắt, tiếp giáp với thành phố Nam Định rất thuận lợi cho phát triển thị trường trong và ngoài huyện, cũng như ngành du lịch. Huyện cần chú trọng phát triển các ngành nghề:
  • Xay xát gạo
  • Sản xuất dũa, cưa
  • Các nghề thực phẩm truyền thống: rượu đặc sản, bún, bánh
  • May đo công nghiệp xuất khẩu.
  • Sản xuất sừng mỹ nghệ.
5. Huyện Thanh Liêm
Nằm ở phía Nam của tỉnh, có quốc lộ 1A đi qua và là huyện đa dạng địa hình có đồng bằng, núi đá nên phát triển một số ngành nghề sau:
  • Thêu ren xuất khẩu.
  • Khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng
  • Sản xuất vật liệu xây dựng
  • Sửa chữa các máy móc công cụ phục vụ khai thác và chế biến đá.
6. Huyện Kim Bảng
Đây là huyện có nhiều lợi thế về nguyên liệu để phát triển công nghiệp và các nghề thủ công:
Khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng.
Phát triển các ngành nghề thủ công như thêu ren, mây tre đan, gốm mỹ nghệ.
Xây dựng các nhà máy sản xuất, ngoài các nhà máy sản xuất xi măng, nên phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa, bột nhẹ.


Theo duytien.gov.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More