3/12/13

Trường THPT B Duy Tiên

Trường THPT B Duy Tiên thành lập năm 1973 (lúc bấy giờ gọi là trường Cấp III B Duy Tiên), địa điểm tại thôn Chuông, xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm học đầu 1973-1974 có hai chục cán bộ, giáo viên, công nhân viên và 300 HS gồm 2 lớp 9/10 (chuyển từ cấp III A Duy Tiên và cấp III Kim Bảng về), tuyển 6 lớp 8/10 (từ 17 xã của 2 huyện Duy Tiên & Kim Bảng).

Năm 1990 trường chuyển về địa điểm trên đường 60A, nay là đường phố Nguyễn Hữu Tiến thị trấn Đồng Văn huyện Duy Tiên. Năm học 2007-2008 là năm học có quy mô lớn nhất (60 cán bộ giáo viên, công nhân viên với 31 lớp, 1398 HS).

Năm học 2008-2009 nhà trường và 2 tổ chuyên môn được cấp trên xét công nhận là tập thể lao động xuất sắc và tặng giấy khen. Năm học 2009-2010 nhà trường sáu chục cán bộ, giáo viên, nhân viên với 25 lớp, 1141 HS.


Trường trung học phổ thông B Duy Tiên - Hà Nam

Khai trương Trang thông tin điện tử tổng hợp Huyện Duy Tiên

Đồng chí Phạm Xuân Tâm - Thường vụ Tỉnh uỷ - Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ - Phó trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Hà Nam đã tới dự.
Trong không khí phấn khởi cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thi đua kỉ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 21/9, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Duy Tiên đã long trọng tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đồng chí Phạm Xuân Tâm - Thường vụ Tỉnh uỷ - Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ - Phó trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Hà Nam đã tới dự.
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, huyện Duy Tiên đã triển khai sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân với nhiều nội dung phong phú, thiết thực nhằm động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân nêu cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bằng những hành động và việc làm cụ thể, thiết thực, trong gần 3 năm qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tiêu biểu, đều khắp trong các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, lĩnh vực y tế - giáo dục, an ninh - quốc phòng, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị . 

Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, đồng chí Phạm Tư Lành - Tỉnh uỷ viên – Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân - Trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Duy Tiên  ghi nhận, biểu dương các gương điển hình tiêu biểu trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đề nghị các tổ chức cở Đảng trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc vận động nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, thi đua học tập, làm theo lời Bác góp phần xây dựng quê hương Duy Tiên ngày thêm ấm no, giàu đẹp.

Đồng chí Phạm Tư Lành phát biểu tại buổi lễ khai trương

Tại buổi giao lưu, đại diện các tập thể, cá nhân tiêu biểu về “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trực tiếp trò chuyện, bộc bạch tâm tư, tình cảm và nêu những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, động viên đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân đẩy mạnh hưởng ứng cuộc vận động, coi đây là việc làm thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
Để ghi nhận những thành tích xuất sắc hưởng ứng cuộc vận động, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Duy Tiên đã tặng giấy khen cho 22 tập thể và 22 cá nhân tiêu biểu trong toàn huyện.


Theo duytien.gov.vn

Giao lưu, gặp mặt tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đồng chí Phạm Xuân Tâm - Thường vụ Tỉnh uỷ - Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ - Phó trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Hà Nam đã tới dự.
Trong không khí phấn khởi cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thi đua kỉ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 21/9, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Duy Tiên đã long trọng tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hình ảnh buổi giao lưu

Đồng chí Phạm Xuân Tâm - Thường vụ Tỉnh uỷ - Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ - Phó trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Hà Nam đã tới dự.
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, huyện Duy Tiên đã triển khai sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân với nhiều nội dung phong phú, thiết thực nhằm động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân nêu cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bằng những hành động và việc làm cụ thể, thiết thực, trong gần 3 năm qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tiêu biểu, đều khắp trong các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, lĩnh vực y tế - giáo dục, an ninh - quốc phòng, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị . 

Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, đồng chí Phạm Tư Lành - Tỉnh uỷ viên – Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân - Trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Duy Tiên  ghi nhận, biểu dương các gương điển hình tiêu biểu trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đề nghị các tổ chức cở Đảng trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc vận động nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, thi đua học tập, làm theo lời Bác góp phần xây dựng quê hương Duy Tiên ngày thêm ấm no, giàu đẹp.

Tại buổi giao lưu, đại diện các tập thể, cá nhân tiêu biểu về “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trực tiếp trò chuyện, bộc bạch tâm tư, tình cảm và nêu những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, động viên đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân đẩy mạnh hưởng ứng cuộc vận động, coi đây là việc làm thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.

Để ghi nhận những thành tích xuất sắc hưởng ứng cuộc vận động, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Duy Tiên đã tặng giấy khen cho 22 tập thể và 22 cá nhân tiêu biểu trong toàn huyện.


Theo duytien.gov.vn

Đại hội Đại biểu Hội người mù huyện Duy Tiên nhiệm kỳ 2009-2014

Ngày 16/09/2009, Hội người mù huyện Duy Tiên tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2009-2014. Các đồng chí Phạm Minh Xuân - Chủ tịch Hội người mù tỉnh Hà Nam, đồng chí Nguyễn Văn Duy - Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ, đồng chí Nguyễn Thị Tâm - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Duy Tiên; đại diện Hội người mù các huyện, thành phố tỉnh Hà Nam; thủ trưởng một số ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã, thị trấn cùng 50 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 80 hội viên người mù trong toàn huyện đã tới dự.

Phát huy tinh thần đoàn kết, nhiệm kỳ qua, Hội người mù huyện Duy Tiên đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện để hội viên có việc làm, giao lưu văn hoá, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, giúp người mù xoá đi mặc cảm, hoà nhập với cộng đồng và xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Toàn hội đã kết nạp được 17 hội viên mới nâng tổng số lên 82 hội viên, sinh hoạt tại 5 chi hội. 
Trong nhiệm kỳ qua đã có 30 người mù được tham gia phục hồi chức năng giao tiếp, học chữ Brai, làm nghề theo dự án phục hồi chức năng do Hiệp hội những người tàn tật thị lực Thuỵ Điển tài trợ. Nhận thức được tầm quan trọng của của công tác lao động sản xuất và đời sống, Hội người mù huyện đã tổ chức 2 đợt sản xuất tăm tre tạo việc làm cho 10 đến 12 hội viên, thu nhập bình quân đạt 400.000đ/người/tháng. Tích cực khai thác các nguồn vốn vay để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, Hội đang quản lí 121 triệu đồng giải quyết cho 58 lượt hội viên vay. 
Qua khảo sát, toàn Hội còn 47,5% hộ hội viên nghèo (giảm 4,5% so với đầu nhiệm kỳ). Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức thăm hỏi, tặng quà người mù nhân dịp lễ, tết với tổng số tiền trên 10 triệu đồng. Toàn Hội có 37 hội viên được hưởng trợ cấp, 39 người có sổ hộ nghèo, 49 người có thẻ bảo hiểm y tế, 5 người hưởng chế độ chất độc da cam. Hoạt động văn hoá, văn nghệ được duy trì, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt, học tập, lao động sản xuất. Hội tham gia và đạt giải trong liên hoan “Tiếng hát từ trái tim” do Hội nguời mù tỉnh Hà Nam tổ chức.

Hình ảnh đại hội

Ban chấp hành Hội người mù Huyện Duy Tiên nhiệm kỳ 2009-2014
Nhiệm kỳ tới, Hội người mù huyện Duy Tiên tiếp tục củng cố tổ chức hội, phấn đấu kết nạp từ 15 đến 20 hội viên mới. Mở các lớp dạy chữ Brai, dạy thêm nghề mới, tạo vốn vay để hội viên phát triển kinh tế gia đình, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 25%. Tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thấm nhuần lời dạy của Bác “Tàn nhưng không phế”.

Phát biểu ý kiến tại Đại hội, đồng chí Phạm Minh Xuân - Chủ tịch Hội người mù tỉnh Hà Nam và đồng chí Nguyễn Văn Duy - Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ ghi nhận, biểu dương những kết quả mà Hội người mù huyện Duy Tiên đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đề nghị Hội sớm kiện toàn, ổn định tổ chức công tác hội, tăng cường khảo sát, kết nạp hội viên mới. Phối hợp mở các lớp học chữ Brai, học nghề, tạo vốn giúp hội viên có việc làm, ổn định cuộc sống, xoá đi mặc cảm hoà nhập cộng đồng. Thường xuyên tuyên truyền thành tựu kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên để người mù tự hào, tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ và Nghị quyết của Hội.

Với tinh thần dân chủ, tập trung trí tuệ, Đại hội Đại biểu Hội người mù huyện Duy Tiên đã thành công tốt đẹp, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hội khoá VII, nhiệm kỳ 2009-2014 gồm 5 thành viên. Cũng tại Đại hội có 3 cá nhân được nhận Kỷ niệm chương vì hạnh phúc người mù, 3 cá nhân được nhận Bằng khen của Trung ương Hội người mù Việt Nam, nhiều tập thể, cá nhân được nhận Giấy khen của Tỉnh Hội người mù Hà Nam và Uỷ ban nhân dân huyện Duy Tiên.


Theo duytien.gov.vn

Xã Mộc Bắc tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Sáng ngày 2/9 cán bộ và nhân dân xã Mộc Bắc (Duy Tiên) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương lao động hạng Ba do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng trong niềm vinh dự và tự hào.

Đồng chí Phạm Tư Lành - Tỉnh uỷ viên – Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện đã tới dự, phát biểu ý kiến.
Hình ảnh buổi lễ

Đồng chí Lê Thị Thu Hằng – Phó trưởng ban Thi đua khen thưởng tỉnh, lãnh đạo Huyện uỷ - HĐND – UBND huyện, thủ trưởng một số ngành, đoàn thể, cán bộ đảng viên 40 năm, 50 năm, 60 năm tuổi Đảng và đảng viên toàn Đảng bộ, bí thư chi bộ, trưởng phó các thôn, xóm, đại diện các ngành, đoàn thể cùng 76 gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của xã đã tới dự.

Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, những năm qua cán bộ và nhân dân xã Mộc Bắc đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thu nhập bình quân đầu người đạt 9,5 triệu đồng/ năm. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, triển khai có hiệu quả các mô hình đa canh, trang trại chăn nuôi tập trung, sản xuất vật liệu xây dựng….Từ năm 2004 đến 2008, diện tích cây vụ đông hàng hoá trên đất hai lúa chiếm từ 93 – 95 %. Xã đã chuyển đổi 25ha sang sản xuất đa canh, giá trị sản xuất  đạt 53,8 triệu đồng/ha/ năm.

Thực hiện dự án phát triển đàn bò sữa, xã đã quy hoạch 250 mẫu đất để chăn thả bò, 50 mẫu trồng cỏ nuôi bò vàng với tổng số 95 con, sản lượng sữa thu được 144.631 kg, thu nhập bình quân đạt 120 – 170 triệu đồng/ hộ/ năm. Giá trị sản xuất CN – TTCN của xã cũng tăng đáng kể, năm 2008 đạt 22 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách nhà nước và địa phương, xã đã tiến hành xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ đời sống nhân dân với tổng kinh phí 7,6 tỷ đồng. Hoạt động văn hoá – giáo dục có nhiều bước chuyển tích cực, đến năm 2008, số hộ nghèo toàn xã giảm còn 8,5%.  93% số hộ đạt gia đình văn hoá. Công tác xây dựng Đảng – chính quyền và các đoàn thể được duy trì, thực hiện ngày càng có hiệu quả.

Phát biểu tại buổi Lễ đồng chí Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện đã ghi nhận, biểu dương những thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua của cán bộ và nhân dân xã Mộc Bắc giai đoạn 2004 – 2008, đề nghị địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng cuối năm, bảo vệ lúa mùa, xây dựng thành công mô hình sản xuất vụ đông hàng hoá. Quan tâm tới chất lượng xây dựng các trường học chuẩn quốc gia, chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho đợt giao quân năm 2009. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xã tăng cường phối hợp thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng mô hình nông thôn mới góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.


Theo duytien.gov.vn

Huyện Duy Tiên tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Đồng chí Phạm Tư Lành – Tỉnh uỷ viên – Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện đã báo cáo thành tích phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ năm 2004 – 2008, sơ kết công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm và phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành kế hoạch năm 2005 – 2010, lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp.
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi chào mừng 64 năm cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2009), kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh; sáng qua 31/8, tại nhà Văn hoá trung tâm, UBND huyện Duy Tiên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, phần thưởng cao quý của Chủ Tịch nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng .


Tới dự có đồng chí Trần Đậu - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ- Phó Chủ Tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo uỷ ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh; Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, lãnh đạo các huyện, thành phố trong tỉnh và các Quận, huyện của thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc. Các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện uỷ, thường trực Hội đồng nhân dân- lãnh đạo UBND huyện, các đồng chí nguyên là Uỷ viên Ban thường vụ Huyện uỷ, lãnh đạo chủ chốt của huyện và một số ban, ngành qua các thời kỳ, Bí thư các chi, đảng bộ, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cán bộ chủ chốt xã, thị trấn; giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn, và các doanh nghiệp là con em Duy Tiên đang hoạt động trên mọi miền của Tổ quốc; Hội đồng hương Duy Tiên tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Phủ Lý….

Đồng chí Phạm Tư Lành – Tỉnh uỷ viên – Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện đã báo cáo thành tích phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ năm 2004 – 2008, sơ kết công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm và phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành kế hoạch năm 2005 – 2010, lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp.

Hỉnh ảnh buổi lễ

Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng địa phương. Giai đoạn 2004 – 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Duy Tiên luôn đạt cao. Năm 2004 đạt 9,7%, năm 2008 là 16,04%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến năm 2008, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%. Sản xuất nông nghiệp đạt được những bước tiến quan trọng, năng suất lúa luôn đứng đầu tỉnh. Số doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng tăng. Thu ngân sách huyện năm 2008 đạt trên 145 tỷ đồng. Trong những năm qua huyện đã bàn giao mặt bằng để thực hiện các dự án: Khu công nghiệp Đồng Văn I, Đồng Văn II, khu công nghiệp Hoàng Đông, đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, khu đô thị mới Đồng văn và nút giao thông Đồng Văn….Hiện nay đang triển khai thực hiện quy trình giải phóng mặt bằng các dự án khu công nghiệp Tân Tạo, khu đô thị và công nghiệp Hoà Mạc. Công tác văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có 129/153 làng, xóm, phố văn hoá, 92 đơn vị văn hoá. Chất lượng giáo dục được nâng lên, đã có 32 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm 2009 được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tới các ngành, đoàn thể, xã, TT. Năng suất lúa vụ đông – xuân đạt 64,6 tạ/ha. Tổng thu ngân sách huyện là 72,861 triệu đồng. Thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 – 2009 đạt kết quả cao, xét tốt nghiệp THCS đạt 99,37%. Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Có gần 1500 lao động được giải quyết việc làm mới. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc được suy tôn, tặng thưởng các phần thưởng cao quý. Phát huy kết quả đạt được, UBND huyện đã phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 – 2010, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, cụ thể là:

Tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, phấn đấu hết năm 2009 đạt và vượt các mục tiêu nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra. Thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đề ra các giải pháp đồng bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển. Triển khai quyết liệt chương trình phòng chống tham nhũng, tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý các vụ việc tiêu cực xảy ra. Tổ chức tốt lễ giao nhận quân năm 2009, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại của công dân, không để đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Sau phần công bố Quyết định của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ huyện Duy Tiên. Trong niềm vinh dự, tự hào, tập thể cán bộ, công nhân viên chức, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ, phòng Tài chính - kế hoạch cũng được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Nhân dân và cán bộ xã Mộc Nam nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Đài truyền thanh huyện và 3 cá nhân tiêu biểu vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Đậu - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ - PCT UBND tỉnh biểu dương những thành tích mà Đảng bộ quân và dân huyện Duy Tiên đã đạt được trong những năm qua, phát huy truyền thống tốt đẹp đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện Duy Tiên tích cực lãnh đạo, chỉ đạo rà soát các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2009, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ luá mùa, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông. Vấn đề an sinh xã hội đặc biệt quan tâm tới mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trên địa bàn; làm tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo an ninh trật tự. Đẩy mạnh chất lượng phong trào thi đua khen thưởng, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp.

Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của huyện Duy Tiên được tổ chức long trọng, thể hiện niềm vinh dự, tự hào với phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng, là nguồn cổ vũ động viên, khích lệ cấp uỷ, chính quyền, quân và dân huyện Duy Tiên tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện Duy Tiên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Theo duytien.gov.vn

Khánh thành nút giao thông Đồng Văn và mở rộng quốc lộ 1A

Sáng ngày 27/06/2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã tổ chức Lễ Khánh thành công trình nút giao thông Đồng Văn và mở rộng quốc lội 1A.

Tham dự buổi Lễ có các đồng chí: Hồ Nghĩa Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải; Đinh Văn Cương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải; Lãnh đạo Văn phòng Bộ, đơn vị thuộc Bộ Giao thông - Vận tải; Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và nhân dân các địa phương có dự án đi qua…

Dự án nâng cấp, cải tạo Nút giao thông Đồng Văn được  xây dựng với quy mô lớn, gồm 3 tiểu dự án: Cầu và đường hai đầu cầu Nhật Tựu; cầu vượt nút giao thông giữa QL38 với QL1A và đường sắt Bắc Nam; mở rộng QL1A đoạn Đồng Văn - Phủ Lý. Tổng mức đầu tư của dự án là 785,166 tỷ đồng. Đây là dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam, của các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước, đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết cơ bản vấn đề ùn tắc giao thông trên tuyến đường QL1A, QL38.

Hình ảnh lễ khánh thành

Công trình Nút giao thông Đồng Văn được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng, mỹ thuật, cùng với các công trình cầu, đường khác trong tỉnh đã và đang tiếp tục được xây dựng (Dự án mở rộng cầu Phủ Lý và QL1A từ Phủ Lý đến cầu Đoan Vỹ - giáp Ninh Bình…) sẽ tạo động lực phát triển cho tỉnh nhà.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nhấn mạnh: Bộ Giao thông - Vận tải đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của Sở Giao thông - Vận tải Hà Nam đã chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ, chủ động báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh, khẩn trương thực hiện chủ trương của Chính phủ, của Bộ về điều chỉnh giá, nguyên vật liệu, đề xuất cấp đủ, kịp thời vốn, giải quyết khó khăn cho các nhà thầu. Bộ trưởng biểu dương các nhà thầu thi công, các đơn vị thiết kế, giám sát đã lao động ngày đêm hoàn thiện công trình đúng tiến độ, đạt mục tiêu an toàn, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời Bộ trưởng yêu cầu nhân dân địa phương cần phải giữ gìn và khai thác có hiệu quả công trình này.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đinh Văn Cương đã trao tặng Bằng khen cho 14 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thi công, đền bù giải phóng mặt bằng… góp phần đưa dự án nút giao thông Đồng Văn hoàn thành đúng tiến độ.

Thay mặt UBND tỉnh Hà Nam, đồng chí Đinh Văn Cương cảm ơn Bộ Giao thông - Vận tải đã tin tưởng và giao cho địa phương làm chủ đầu tư một công trình quan trọng mang tầm vóc chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam nói riêng, của vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Đồng chí cũng yêu cầu nhân dân các địa phương tích cực ủng hộ các dự án, đặc biệt là dự án giao thông để hệ thống giao thông tỉnh nhà sớm được hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.


Theo duytien.gov.vn

Quy hoạch phát triển thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến 2010

Huyện Duy Tiên nằm trên quốc lộ Bắc Nam, đặc biệt có thị trấn Đồng Văn, nơi đây tương lai là khu công nghiệp quan trọng của Hà Nam, tạo thuận lợi mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Do đó, cần xây dựng những ngành nghề mà trên địa bàn có lợi thế

Làng nghề trống Đọi Tam

1. Thị xã Phủ Lý
Phủ Lý là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh nên có lợi thế trong sản xuất kinh doanh, cần tập trung vào những ngành sau:
  • Thêu ren, dệt may
  • Sản xuất các mặt hàng từ kim loại
  • Phát triển các dịch vụ sửa chữa cơ điện, điện tử, tin học
  • Chế biến lương thực, thực phẩm
  • Chế tác vàng bạc, đá quý và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch
2. Huyện Duy Tiên
Huyện Duy Tiên nằm trên quốc lộ Bắc Nam, đặc biệt có thị trấn Đồng Văn, nơi đây tương lai là khu công nghiệp quan trọng của Hà Nam, tạo thuận lợi mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Do đó, cần xây dựng những ngành nghề mà trên địa bàn có lợi thế:
  • Phát triển công nghiệp
  • Phát triển thương mại dịch vụ
  • Phát triển đô thị
3. Huyện Lý Nhân
Huyện có lợi thế giao thông đường thủy (sông Hồng) thị trường rộng lớn, ngoài lợi thế về sản xuất lúa còn có thể phát triển các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng địa phương và các tỉnh khác. Huyện cần tập trung phát triển một số ngành chính:
  • Dệt vải, bao đay, khăn mặt
  • Bánh đa nem, bánh đa thái
  • Đan cót, thúng
  • Sản xuất vôi, cát
  • Khôi phục nghề làm hương, khảm trai
4. Huyện Bình Lục
Huyện Bình Lục thuận lợi về giao thông đường bộ và đường sắt, tiếp giáp với thành phố Nam Định rất thuận lợi cho phát triển thị trường trong và ngoài huyện, cũng như ngành du lịch. Huyện cần chú trọng phát triển các ngành nghề:
  • Xay xát gạo
  • Sản xuất dũa, cưa
  • Các nghề thực phẩm truyền thống: rượu đặc sản, bún, bánh
  • May đo công nghiệp xuất khẩu.
  • Sản xuất sừng mỹ nghệ.
5. Huyện Thanh Liêm
Nằm ở phía Nam của tỉnh, có quốc lộ 1A đi qua và là huyện đa dạng địa hình có đồng bằng, núi đá nên phát triển một số ngành nghề sau:
  • Thêu ren xuất khẩu.
  • Khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng
  • Sản xuất vật liệu xây dựng
  • Sửa chữa các máy móc công cụ phục vụ khai thác và chế biến đá.
6. Huyện Kim Bảng
Đây là huyện có nhiều lợi thế về nguyên liệu để phát triển công nghiệp và các nghề thủ công:
Khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng.
Phát triển các ngành nghề thủ công như thêu ren, mây tre đan, gốm mỹ nghệ.
Xây dựng các nhà máy sản xuất, ngoài các nhà máy sản xuất xi măng, nên phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa, bột nhẹ.


Theo duytien.gov.vn

Làng mây tre đan Ngọc Động

Làng nghề mây tre đan thuộc thôn Ngọc Động, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên. Năm 2004, làng nghề xứng đáng được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống mây giang đan Ngọc Động và có 3 nghệ nhân, 10 thợ giỏi được công nhận vì đã có công lao đóng góp cho sự phát triển làng nghề.

Làng nghề hoạt động với mô hình sản xuất theo hộ gia đình là chính, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm lại phải thông qua một số người. Điều này thường gặp nhiều ở làng nghề. Những người này có vốn, nắm bắt được thông tin nên họ đứng ra đặt hàng rồi thu gom hàng để bán.

Ngày mới ra đời, ở đây chủ yếu sản xuất ghế mây. Sản phẩm này ngay lập tức được nhiều người chấp nhận bởi mẫu mã đẹp lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Càng ngày tiếng tăm của làng nghề càng vang xa, người về đặt mua sản phẩm, người bán nguyên liệu ngày một tấp nập. Bộ salon mây kê ở nhà sàn Bác Hồ chính là do dân làng Ngọc Động đã biếu Bác. Lúc Bác Hồ còn sống, dân làng Ngọc Động đã biếu người một bộ phô tơi (gồm 6 chiếc ghế salon và 1 chiếc ghế chao). Bộ salon này được Bác kê ở nhà sàn để tiếp khách. Đại sứ quán nước cộng hoà DCND Triều Tiên cũng đã về Ngọc Động đặt mua 1 bộ salon cho chủ tịch Kim Nhật Thành.

Nghệ nhân Minh bên sản phẩm ghế mây độc đáo - 
bản sao của chiếc ghế mây mà nhóm nghệ nhân 
làng Ngọc Động đã dành tặng Bác Hồ

Người dân trong làng sử dụng các nguyên liệu từ mây, giang, song và sản xuất ra các sản phẩm mây xiên gồm hàng ngàn loại sản phẩm như: Bát, đĩa, vali, thùng tròn, thùng bầu dục bộ ba, khay vuông, khay chữ nhật có cửa, âu trầu, lọ hoa, lọ lục bình… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đặc biệt do lợi ích sử dụng bền chắc, đẹp và không ảnh hưởng môi trường nên được khách nước ngoài rất ưa chuộng. 

Cũng như nhiều làng nghề khác, nghề mây tre đan ở Ngọc Động đã gặp không ít khó khăn khi chuyển đổi cơ chế. Song lớp thợ Ngọc Động đã trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã tìm kiếm thị trường ở khắp nơi trên Thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Pháp , Canada , Nga. Balan…. Nhờ vậy làng nghề đã trụ vững và đi lên.
Doanh thu từ xuất khẩu năm 2003 đạt 13 tỉ đồng, chiếm 86,6% tổng doanh thu của làng.

Do nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ hàng mây giang đan ngày càng tăng, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp trong làng nghề đã mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư nhà xưởng, thiết bị, cải tiến công nghệ: nhuộm, sơn, hấp, sấy màu, nhà trưng  bày… nhằm đa dạng hoá mẫu mã, tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động sản xuất, cải thiện môi trường.





Một số hình ảnh về làng nghề, sản phẩm




2/12/13

Làng trống Đọi Tam

Làng Ðọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nghề làm trống từ rất lâu đời (tương truyền khoảng hơn 1000 năm với vị tổ nghề là Nguyễn Ðức Năng và Nguyễn Ðức Bản. Truyền thuyết kể rằng năm 986, được tin vua Lê Ðại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm.

Nghề làm trống của Ðọi Tam nổi tiếng khắp nơi, thợ của làng có mặt ở mọi miền đất nước nhưng hàng năm cứ đến ngày hội làng và ngày giỗ tổ nghề họ lại trở về quê để dự hội. Nghề làm trống Ðọi Tam là nghề cha truyền con nối. Theo quy định, kỹ thuật làm trống chỉ được truyền cho con trai, không truyền cho con gái, con rể hay người ngoài do sợ thất truyền. Trước kia,con trai làng Ðọi Tam khoảng 12, 13 tuổi đã được dạy làm các loại nhỏ...Ðến 16, 17 tuổi đã có thể theo cha anh đi làm trống đại. Trống sấm chỉ dành cho cánh đàn ông khoẻ mạnh, có kinh nghiệm và kĩ thuật điêu luyện. Thợ làng Ðọi Tam làm đủ các loại trống: trống dùng trong đình chùa, trống chèo, trống trường trống trung thu...

Trước kia vào dịp Trung thu thợ làng làm tới hơn hai vạn chiếc đem bán ở khắp nơi. Thế nhưng mấy năm gần đây, họ không làm nhiều nữa vì rất ít người mua.

Ghép tang trống
Ðể làm một chiếc trống phải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô. Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em. Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít - loại gỗ dẻo, mềm không bị cong vênh, nứt vỡ, hơn nữa "Gỗ mít đánh ít kêu nhiều". Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng "dăm". Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu "dăm", cũng như độ cong và độ dẻo của dăm để khi ghép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở. Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn. Cuối cùng là bưng trống. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già. Dù trống làm bằng gỗ xoang cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi.

Vẫn là những bước làm trống cơ bản nhưng trống Ðọi Tam nổi tiếng nhờ độ bền, đẹp, nhờ bí quyết riêng cũng như tinh thần trách nhiệm của người thợ. Ngay cả những lúc khó khăn thiếu thốn, Ðọi Tam vẫn duy trì được nghề nhờ truyền thống tương trợ nhau, giúp đỡ nhau giữa các gia đình làm trống trong làng. Ngày nay, các nghệ nhân ở Ðọi Tam vẫn ra sức bảo tồn nghề truyền thống của cha ông. Nhiều gia đình vẫn lấy nghề làm trống làm nghề chính và đã có cuộc sống khá giả, sung túc hơn trước.


 Trống Đọi Tam trong các lễ hội



Bên trong xưởng làm trống


Theo hanam.gov.vn

Làng nghề dệt lụa Nha Xá

Làng nghề dệt lụa Nha Xá xã Mộc Nam huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam xuất hiện từ khoảng đầu thế kỷ XIV và đến nay vẫn được duy trì, các sản phẩm lụa làm ra đã nức tiếng một thời.

Nếu so sánh với lụa Hà Đông thì tiếng tăm của sản phẩm vải, lụa Nha Xá được xếp hàng á hậu. Từ đầu thế kỷ, các lái buôn hàng lụa thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn đã tín nhiệm những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của làng quê này. Trải suốt thời gian, làng dệt Nha Xá xã Mộc Nam vẫn duy trì làng nghề để ngày càng làm đẹp cho đời, làm ấm lòng người trong và ngoài nước.

Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, khung dệt được chia về từng gia đình. Năm 1993, làng dệt đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng lưới điện đến từng nhà. Có điện, làng dệt càng nhộn nhịp hơn, góp phần giải phóng sức lao động cơ bắp cho mọi người, tăng năng suất lên gấp đôi và mở rộng khổ vải, lụa từ 0,3-0,8 mét lên 1-1,2 mét.

Theo thống kê của xã, cả làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 800 nhân khẩu, trong đó có khoảng 350 lao động chính, vận hành gần 200 máy dệt. Nhiều gia đình đông lao động, tổ chức sản xuất hợp lý có tới 2-3 máy dệt trong nhà. Những gia đình này thường khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu đến bán thành phẩm. Thị trường là những đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Mấy năm gần đây, làng nghề đã có sự phân công lao động tự nhiên mang tính chuyên môn hoá theo mặt hàng cũng như theo công đoạn sản xuất. Tiền công mỗi lao động đạt bình quân 300 đến 400 nghìn đồng mỗi tháng. Cái đáng quý của nghề dệt cha ông để lại là tận dụng được sức lao động, không chỉ của mọi người trong làng mà còn của hàng trăm lao động ở các vùng lân cận.

Mặc dù khó khăn về vốn sản xuất và đầu ra cho sản phẩm, dù vậy, quy mô sản xuất của làng nghề đang tiếp tục mở rộng theo hướng công nghiệp, từng bước hiện đại hoá. Nhiều gia đình tiếp tục đóng thêm máy dệt, hoặc đầu tư thay khung gỗ bằng khung sắt để làm ăn lâu dài. Đặc biệt người làng dệt nhanh nhạy với thị hiếu người tiêu dùng luôn chuyển đổi mặt hàng. Nhiều mặt hàng mới ra đời như hàng đũi, hàng tơ se, hàng lụa hoa, hàng lanh…  Chất lượng, mẫu mã sản phẩm tiếp tục được nâng cao. Từ Nha Xá, nghề dệt đã lan rộng đến nhiều vùng như Lảnh Trì, Chuyên Ngoại, Hoà Mạc, Đồng Văn… tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm gia đình.

Làng nghề Nha Xá đang tần tảo với vốn quý truyền thống ông cha để lại. Vào những ngày nắng đẹp, đi giữa làng theo những con đường rộng được trải đá, nhiều ngôi nhà tầng kiên cố đang tiếp tục mọc lên, trong rộn rã tiếng thoi, ngắm nhìn những tấm vải lụa nhiều mầu sắc đang căng phơi chắc hẳn mỗi chúng ta đều vui với sự đầm ấm của làng nghề thời mở cửa hôm nay.

Một số hình ảnh về làng nghề

Gia đình bà Y có 4 đời làm nghề dệt ở Nha Xá tự hào 
vì đến nay, người con của bà tiếp tục nối nghiệp 
cha ông, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất


Đôi tay tài hoa của những người thợ Nha Xá tạo 
nên những thước lụa bắt mắt




Công đoạn nhuộm vẫn được làm thủ công. Nhiệt độ 
và thời gian nhuộm chính là bí quyết để tạo mầu 
đẹp và đảm bảo không bị phai bạc mầu








Cánh đồng phơi lụa lãng mạn nhiều màu sắc

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More